14 tháng 12, 2011

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỒN BIOGAS COMPOSITE


biogas bag
biogas stove


Cách sử dụng Biogas Composit
Sau lắp đặt xong bồn biogas thì đưa sử dụng.
- Đổ phân: Mở khoá tổng, cho phân vào bồn tối thiểu từ 700 - 1.000kg phân. đổ càng nhiều thườ gian sinh gas càng nhanh.
-Toàn bộ phân trên khi đổ vào nên hạn chế cho rơm, rác, chấu, tuyệt đối không cho nước rửa bát, xà phòng, hoá chất tẩy rửa... làm gây tắc đường đẩy phân bã ra ngoài và làm giảm hoạt động của các vi sinh vật tạo khí,đóng khoá tổng lại.
- Sau khi nạp phân xong ngày hôm sau cần phải xả bỏ khí trong thời gian 20-30 phút. một ngày xả 2-3 lần vì trong bồn còn lẫn các khí như: hơi nước O2 ,CO2, CH4, phải xả trong vòng 3 - 5 ngày liên tục. khi xả mở khoá ra để cho khí hết rồi đóng lại. Trong thời gian chờ có gas không được cho thêm nước vào mà chỉ tiếp tục cho phân vào trong bồn. Sau khi có gas hàng ngày làm vệ sinh chuồng trại đưa phân lợn hàng ngày là đủ
sau khoảng thời gian trên lắp ống dẫn khí gas vào bếp, Lấy lửa châm vào bếp nếu thấy lửa cháy, không bị tắt là được. Trường hợp lửa cháy bập bùng, cần phải xả tiếp 1-2 ngày là dùng được.
Chú ý: Khi sử dụng bếp gas phải châm lửa trước và mở khóa sau, khi sử dụng xong phải khóa gas lại. cấm làm ngược lại vị có thể gây hỏa hoạn cháy nổ. phải có kệ bếp cao hơn mặt đất 0,8-0,9m. để xa tầm tay trẻ em.
Phải lắp đặt bếp ở nơi thông thoáng, dễ thoát khói,
 chi tiết tại http://thủychungbiogas.vn/


trích tài liệu hướng dẫn sử dụng bồn biogas công ty thủy chung.

19 tháng 11, 2011

Sản xuất bình gas composite


TTA Composite đang phát triển mạng lưới phân phối tại TPHCM để cung cấp bình gas composite - Ảnh: Nguyễn S

(TBKTSG Online) - Công ty cổ phần TTA Composite vừa hoàn tất việc đầu tư hơn 20 triệu đô la Mỹ để sản xuất bình gas composite đầu tiên ở Việt Nam, trong đó có gắn chip điện tử nhằm kiểm soát sản phẩm khi phân phối.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Nguyễn Xuân Phú, Tổng giám đốc công ty, cho biết TTA Composite đã mua bản quyền độc quyền tại thị trường Việt Nam về công nghệ sản xuất bình composite của Tập đoàn Composite Scandinavia (Thụy Điển) để sản xuất sản phẩm này.
Theo ông, sợi thủy tinh là nguyên liệu chính để sản xuất ra composite nên đáp ứng tính bền vững, chống va đạp, độ dẻo và chịu lực cao. Do đó, vật liệu composite cao cấp đã được ứng dụng rộng rãi trong các lãnh vực công nghệ cao như hàng không - vũ trụ, công nghệ ô tô.
Theo ông, khác với các bình gas truyền thống bằng thép được cung cấp trên thị trường trong nước hiện nay, bình gas của TTA Composite sản xuất có đặc tính không dẫn điện và dẫn nhiệt kém nên áp suất trong bình gas ổn định không xảy ra trường hợp tăng áp đột ngột gây nổ, hoặc sự cố chập chạm điện gây cháy như bình gas truyền thống.
Theo công ty, ngay cả khi trong đám cháy, do lớp nhựa tan chảy ở nhiệt độ cao nên lượng gas được thoát ra từ từ qua lỗ ti ti, không gây ra sự cố nổ bình.
Theo ông Phú, bình composite Miss gas sử dụng van điều áp 2 tầng được nhập khẩu từ Đức có chế độ tự động ngắt gas khi có những sự cố như dứt ống dẫn gas gây biến đổi áp suất đột ngột, vừa hạn chế các sự cố rủi ro, vừa gia tăng mức độ hiệu dụng nên tiết kiệm được từ 10-15% chi phí sử dụng.
Dây chuyền sản xuất tại nhà máy của công ty đặt tại khu công nghiệp Nhị Xuân, huyện Hóc Môn, TPHCM  có công suất sản xuất 250.000 sản phẩm/năm, trước mắt sẽ phục vụ cho thị trường TPHCM. Ông Phú cho biết, mỗi bình compesite ga đều được gắn chip điện tử chống giả mạo, giúp kiểm soát chất lượng của hệ thống phân phối.

13 tháng 6, 2011

Phụ phẩm biogas làm phân bón



Theo kết quả nghiên cứu từ Dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, phụ phẩm khí sinh học có 2 dạng: nước thải lỏng, gồm các chất hòa tan, lơ lửng thường xuyên được đẩy ra ngoài với số lượng bằng lượng phân và nước thải nạp vào công trình hàng ngày và bã phân đặc.

Cả 2 dạng phụ phẩm đều có thể sử dụng bón trực tiếp cho cây trồng hoặc phối trộn với các loại nguyê
n liệu hữu cơ khác để chế biến thành các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh… giàu dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng rất có giá trị. Căn cứ đặc tính của từng loại phụ phẩm, người ta thường dùng loại nước thải dạng lỏng để bón thúc, dạng bã phân đặc để bón lót. Ngoài ra, cả 2 dạng lỏng và bã đặc có thể được sử dụng như một loại men phối trộn trong quá trình chế biến các loại phân hữu cơ khác. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi giới thiệu tóm tắt qui trình sử dụng các phụ phẩm từ hầm biogas để bón cho cây lúa của nhóm nghiên cứu thuộc Dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam:
1. Bón lót: Chủ yếu sử dụng loại bã cặn đặc được lấy định kỳ từ bồn biogas để bón lót ngay hoặc sau khi đã được ủ cùng với các loại phân hữu cơ, vô cơ khác. Đây là loại phân giàu dinh dưỡng, chứa nhiều đạm, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng lâu bền cho cây lúa. Nếu không có các loại phân hữu cơ khác thì nên bón ở mức 10-15 tấn/ha (500-700 kg/sào) hoặc 5-7 tấn/ha (250-350 kg/sào) trong trường hợp có sử dụng các loại phân bón hữu cơ khác. Thời gian bón lót tốt nhất là rải đều lên mặt ruộng rồi cày vùi, làm đất ngay để tránh thất thoát đạm do bốc hơi và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân hủy các chất hữu cơ còn sót lại trong bã cặn.
2. Bón thúc:
Sử dụng chủ yếu là dạng lỏng để bón thúc trực tiếp vì là loại phân bón có chứa nhiều chất dinh dưỡng hòa tan, cây lúa có thể hấp thu trực tiếp ngay. Thời gian bón thúc tốt nhất vào 2 giai đoạn: trước khi đẻ nhánh để giúp cây lúa đẻ nhánh tập trung, đạt được nhiều nhánh hữu hiệu nhất và bón vào lúc cây lúa làm đòng, nuôi đòng với lượng từ 10-20 m3/ha phụ phẩm lỏng (0,4-0,7 m3/sào), pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1. Sau khi bón thúc xong cần làm cỏ sục bùn ngay để cây lúa dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng từ phân bón.
Ngoài ra có thể sử dụng phụ phẩm dạng lỏng để phun trực tiếp lên lá giúp cây lúa sinh trưởng nhanh, phát triển tốt như một loại phân bón qua lá. Cách làm như sau: Dùng vải lọc để loại hết cặn bã rồi để cho nước lắng đọng một lúc rồi đổ phần nước trong vào bình phun và phun đều lên mặt lá (có thể pha thêm nước lã tùy độ đậm đặc của phân dạng lỏng).
3. Bón phối hợp với phân vô cơ: Mục đích của việc sử dụng phụ phẩm biogas bón kết hợp với các loại phân vô cơ nhằm bù đắp sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cây trồng trong khi các loại phụ phẩm này chưa kịp cung cấp; làm tăng độ hòa tan và khả năng hấp thu phân bón hóa học của đất; hạn chế sự suy giảm chất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón lên 10-30%; thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật, giúp đất tơi xốp, không bị “chai” do bón nhiều và liên tục phân hóa học, góp phần bảo vệ và cải tạo đất rất tốt.
tham khảo thêm tại http://thủychungbiogas.vn/
theo NNVN


SO SÁNH ƯU NHƯỢC ĐIỂM



BỒN BIOGAS NHỰA COMPOSITE
XÂY BẰNG GẠCH, BÊ TÔNG
Được SX t vt liu nha composite và si tinh có tui th cao,   kín khí, không b axit ăn mòn.
Hiu xut s lý cao, phù hp vi c vùng đất sình ly, thi công nhanh chóng. (Thi công trong ngày)
Xây bng gch không đồng nht, để b dò khí, b axits ăn mòn, không t phá váng, thi công mt nhiu thi gian.
Hiu sut sinh khí cao 1 – 1,5 ln so vi hm xây truyn thng. có áp lc khí gas cao, t x khí khi gas nhiu, không cn van an toàn.

Biogas xây đòi hi phi np nhiu nguyên liu và thường xuyên, hm có áp lc khí gas yếu, phi có van an toàn.

Khi thi công gp nước rt đơn gin, lp đặt ti địa đim đó không phù hp đào lên di chuyn đi nơi khác rt đơn gin
Xây gch không có
Vi biogas composite vic đẩy bã phân sau khi phân hu rt đơn gin, không phi dn vét b. Bã thi không có mùi (có ba ngăn)
Dùng trong mt vài năm khi đầy bt buc phi ly bã, váng ra khi hm
(có 2 ngăn)
Biogas composite có áp xut khí gas cao có th lp thêm các thiết b ph như bình đun nước nóng, máy phát đin, đèn thp sáng…
Biogas xây bng gch do áp xut yếu khi lp thêm các thiết b không phát huy hết công xut.

Công ty TNHH Thủy Chung
Add: Phú thành - Lạc thủy - Hòa Bình
Tel: 0218 3 507 607 email:ctythuychung@gmail.com

26 tháng 5, 2011

BIOGAS COMPOSITE SẢN PHẨM THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG.


Bể biogas bằng nhựa composite Chàngthanh niên Sơn và các “cộng sự” tìm tòi, học hỏi, và thu được kết quả, cách cải tiến hầm biogas thay thế vật liệu truyền thống. Sản phẩm bể biogas mới áp dụng cho các hộ chăn nuôi, đó là bồn bể Biogasnhựa composite.Đây là loại bồn bể đúc sẵn, thuận lợi trong xây lắp, độ bền cao do chế tạo bằng vật liệu composite. Hiệu xuất sử lý cao, kín khí, cho thu được nhiều gas. Loại bể này phù hợp cả vùng đất lún, sình lầy.Theo lời anh Sơn, từ trước tới nay, bà con nông dân thường sử dụng loại bể xây. Loại bể này sau một thời gian sử dụng dễ bị rò khí, lâu có gas, thường xảy ra hiện tượng kết váng. Ở những vùng đất sụt lún, nghiêng, gặp nước xây bể rất khó khăn, tốn kém kinh phí…Bồn bể bogas composite khắc phục được những nhược điểm này.Hiệu suất sinh khí của bồn bể Biogas composite cao gấp 1 - 1.5 lần so với bể xây gạch cùng thể tích,áp suất khí gas cho từ 12 KPa - 25 KPa. có khả năng chống kết váng, chuyển hoá lên men trong điều kiện yếm khí cao, nhiệt độ ổn định từ 28 0C - 40 0C, luôn duy trì được độ pH = 7.2 - 7.5.Sau những lần thử nghiệm thành công, Bà con nông dân nhiều tỉnh phía Bắc biết đến và đưa vào sử dụng cho hiệu quả cao.Theo lời họ, Bồn bể Biogas composite có áp lực khí gas cao và tự động xả khíđẩy bã không cần van an toàn. Đặc biệt, trọng lượng của bể nhẹ dễ vận chuyển, phù hợp với nhiều địa hình vùng nông thôn và giá cả thấp hơn so với bể xây...Các thiết bị được bảo hành từ 1 – 2 năm. Bồn Bể biogas cải tiến xử lý phân vật nuôi bằng phương pháp lên men kị khí tronghầm biogas không những mang lại hiệu quả cao về kinh tế mà còn là giải pháp tối ưu trong việc xử lý phân bùn. Kết quả của việc ủ phân trong hầm Biogas (30 ngày) loại bỏ các trứng giun, sán và các bệnh ký sinh trùng khác. Quá trình lên men kị khí sẽ phân hủy hầu hết các chất hữu cơ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế tối đa mùi hôi thối và tác động của chất thải chăn nuôi tới chất lượng nước ngầm, nước mặt...Được Bà con nông dân tín nhiệm, anh Sơn tiếp tục và cho “ra lò” những bồn bể BIOGAS chuyên dụng dùng cho: xử lý nước thải của dây chuyền giết mổ gia súc, gia cầm, chất thải khác tồn dư hữu cơ, máy phát điện biogas...

30 tháng 4, 2011

Phụ phẩm biogas làm phân bón

Phụ phẩm biogas làm phân bón

Theo kết quả nghiên cứu từ Dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, phụ phẩm khí sinh học có 2 dạng: nước thải lỏng, gồm các chất hòa tan, lơ lửng thường xuyên được đẩy ra ngoài với số lượng bằng lượng phân và nước thải nạp vào công trình hàng ngày và bã phân đặc, là phần lắng đọng ở đáy bể biogas được định kỳ lấy ra.

Cả 2 dạng phụ phẩm đều có thể sử dụng bón trực tiếp cho cây trồng hoặc phối trộn với các loại nguyên liệu hữu cơ khác để chế biến thành các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh… giàu dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng rất có giá trị. Căn cứ đặc tính của từng loại phụ phẩm, người ta thường dùng loại nước thải dạng lỏng để bón thúc, dạng bã phân đặc để bón lót. Ngoài ra, cả 2 dạng lỏng và bã đặc có thể được sử dụng như một loại men phối trộn trong quá trình chế biến các loại phân hữu cơ khác. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi giới thiệu tóm tắt qui trình sử dụng các phụ phẩm từ hầm biogas để bón cho cây lúa của nhóm nghiên cứu thuộc Dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam:
1. Bón lót: Chủ yếu sử dụng loại bã cặn đặc được lấy định kỳ từ hầm boigas để bón lót ngay hoặc sau khi đã được ủ cùng với các loại phân hữu cơ, vô cơ khác. Đây là loại phân giàu dinh dưỡng, chứa nhiều đạm, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng lâu bền cho cây lúa. Nếu không có các loại phân hữu cơ khác thì nên bón ở mức 10-15 tấn/ha (500-700 kg/sào) hoặc 5-7 tấn/ha (250-350 kg/sào) trong trường hợp có sử dụng các loại phân bón hữu cơ khác. Thời gian bón lót tốt nhất là rải đều lên mặt ruộng rồi cày vùi, làm đất ngay để tránh thất thoát đạm do bốc hơi và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân hủy các chất hữu cơ còn sót lại trong bã cặn.
2. Bón thúc: Sử dụng chủ yếu là dạng lỏng để bón thúc trực tiếp vì là loại phân bón có chứa nhiều chất dinh dưỡng hòa tan, cây lúa có thể hấp thu trực tiếp ngay. Thời gian bón thúc tốt nhất vào 2 giai đoạn: trước khi đẻ nhánh để giúp cây lúa đẻ nhánh tập trung, đạt được nhiều nhánh hữu hiệu nhất và bón vào lúc cây lúa làm đòng, nuôi đòng với lượng từ 10-20 m3/ha phụ phẩm lỏng (0,4-0,7 m3/sào), pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1. Sau khi bón thúc xong cần làm cỏ sục bùn ngay để cây lúa dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng từ phân bón.
Ngoài ra có thể sử dụng phụ phẩm dạng lỏng để phun trực tiếp lên lá giúp cây lúa sinh trưởng nhanh, phát triển tốt như một loại phân bón qua lá. Cách làm như sau: Dùng vải lọc để loại hết cặn bã rồi để cho nước lắng đọng một lúc rồi đổ phần nước trong vào bình phun và phun đều lên mặt lá (có thể pha thêm nước lã tùy độ đậm đặc của phân dạng lỏng).
3. Bón phối hợp với phân vô cơ: Mục đích của việc sử dụng phụ phẩm biogas bón kết hợp với các loại phân vô cơ nhằm bù đắp sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cây trồng trong khi các loại phụ phẩm này chưa kịp cung cấp; làm tăng độ hòa tan và khả năng hấp thu phân bón hóa học của đất; hạn chế sự suy giảm chất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón lên 10-30%; thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật, giúp đất tơi xốp, không bị “chai” do bón nhiều và liên tục phân hóa học, góp phần bảo vệ và cải tạo đất rất tốt.
theo NNVN 

thi công bể biogas composite

thi công bể biogas composite
hầm bể biogas composite thủy chung

nắp biogas composite

nắp biogas composite
biogas composite